Khi chuẩn bị nhập học, tân sinh viên năm 1 sẽ có rất nhiều băn khoăn, vì các em phải tiếp xúc với nhiều khái niệm mới mà mình lần đầu được nghe tới, một trong số đó chính là giảng đường đại học. Mình sẽ học trong giảng đường cùng các bạn khác, nhưng giảng đường đại học là gì, có bao nhiêu sinh viên, khác thế nào so với lớp?
Học trong giảng đường đông sinh viên có hiệu quả không?
Khi chứng kiến số lượng sinh viên đông như trên cùng học chung trong 1 giảng đường, thì không ít phụ huynh và sinh viên lăn tăn về chất lượng đào tạo, sợ rằng ngồi học trong giảng đường đông như thế thì sẽ khó lòng tiếp thu kiến thức, giảng viên khó lòng theo sát sinh viên. Quan điểm này cũng có phần đúng và phần chưa đúng, đồng ý rằng khi hàng trăm sinh viên cùng học thì chất lượng sẽ không tốt bằng lớp khoảng 40-50 bạn, tuy nhiên, giảng viên đại học thường đã có nhiều năm giảng dạy nên hoàn toàn làm chủ được bài giảng, họ đã quá quen với việc truyền đạt kiến thức cho hàng trăm sinh viên như thế và vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu phụ huynh vẫn còn quan ngại, không muốn con em mình học trong giảng được quá đông sinh viên, thì có thể đăng ký cho sinh viên học các lớp chất lượng cao, học theo lớp chứ không trong giảng đường đông đúc nữa, tất nhiên, mức tiền học phí khi học lớp chất lượng cao cũng sẽ cao hơn nhiều.
Khác biệt giữa lớp và giảng đường ở đại học
Khi lên đại học, sinh viên vẫn được chia thành từng lớp, với sỉ số khoảng 40-50 bạn/lớp. Tuy nhiên, với số lượng sinh viên hàng năm rất đông, trong khi giảng viên lại giới hạn, nên hầu như các trường đại học đều sẽ gộp 2-3 lớp lại để cùng học chung trong 1 giảng đường. Điều này sẽ khiến tân sinh viên năm 1 hú hồn, ngỡ ngàng, khi bước vào giảng đường thấy có rất đông bạn học cùng mình, ban đầu chưa quen nhiều bạn còn thấy bị choáng, bị ngộp, nhưng dần dần khi đã quen với môi trường đại học thì các em sẽ thấy đây là điều hoàn toàn bình thường, tạo nên nét đặc trưng riêng của đại học so với các lớp trung học, phổ thông bên dưới. Vậy là sẽ có 2 khác biệt chính, đầu tiên, giảng đường có diện tích rộng, sức chưa lớn hơn lớp, tiếp theo, giảng đường sẽ có đông sinh viên hơn lớp, thực tế, đó là nhiều lớp gộp lại để học cùng nhau.
Giảng đường thường có bao nhiêu sinh viên học cùng?
Sau khi hiểu rõ giảng đường là gì, khác biệt thế nào so với lớp, thì chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp xem giảng đường đại học thường có bao nhiêu sinh viên học cùng? Sẽ khó lòng trả lời con số cụ thể, vì điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng lớp được gộp vào cùng giảng đường, cụ thể như sau:
Làm sao để quen với các bạn trong giảng đường?
Khi bước vào một giảng đường quá rộng lớn, bao quanh là hàng trăm bạn sinh viên khác, thì các bạn tân sinh viên năm 1 sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc lõng, vì mình chưa có nhiều bạn, thậm chí trong ngày đầu đi học còn chưa quen biết ai. Chính vì thế, không ít tân sinh viên băn khoăn rằng làm sao để làm quen với các bạn trong giảng đường? Đơn giản lắm, các em chỉ cần gạt bỏ sự ngại ngùng sang một bên, thoải mái bắt chuyện với các bạn ấy về các chủ đề liên quan tới học tập, trường đại học, cuộc sống xa gia đình của sinh viên, chuyện tham gia CLB, đi làm thêm, các sở thích chung,… Hãy nhớ rằng các bạn ấy cũng đang trong trạng thái lạc lõng, rất sẵn lòng trò chuyện, kết bạn để có được một nhóm bạn chơi cùng nhau và giúp đỡ nhau trong học tập, nên chỉ cần các em mạnh dạn bắt chuyện thì các bạn ấy sẽ tiếp nối câu chuyện.
Bài viết này đã giúp tân sinh viên năm 1 giải đáp được băn khoăn rằng giảng đường đại học là gì, có bao nhiêu sinh viên, làm sao để quan với các bạn trong giảng đường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— + Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. + Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích + Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Trong tiếng Anh, trợ giảng là Teaching assistant, thường được viết tắt là TA. Trợ giảng là người hỗ trợ, đóng vai trò như một trợ lý cho giảng viên hoặc giáo viên đứng lớp chính trong buổi học.
Như vậy, có thể hiểu trợ giảng tiếng Anh chính là người hỗ trợ cho các giảng viên/giáo viên (thường là người nước ngoài) trong các lớp học tiếng Anh. Họ chính là sợi dây liên kết giữa giáo viên và học viên trong mỗi buổi học.
Nhưng thực tế, công việc của trợ giảng Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở công tác hỗ trợ giáo viên trong buổi học, mà họ còn là người giúp giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, quản lý lớp, theo dõi và hỗ trợ học viên, phụ huynh xuyên suốt thời gian học.
Trợ giảng tiếng Anh là ai? Công việc của trợ giảng tiếng Anh là gì?
Công việc của trợ giảng tiếng Anh là gì?
Hỗ trợ giảng viên trong buổi học
- Vì tính chất công việc, trợ giảng tiếng Anh phải làm việc trực tiếp với các giáo viên nước ngoài và trở thành phiên dịch viên của họ. Bạn có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên truyền tải kiến thức, bài giảng đến học viên.
- Bên cạnh đó, trợ giảng có thể trực tiếp đứng lớp, triển khai các nội dung giảng dạy theo yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên, để đứng lớp giảng dạy, bạn cần phải tham khảo nội dung và chương trình đào tạo của khóa học.
- Ngoài những công việc kể trên, trợ giảng tiếng Anh còn hỗ trợ giáo viên đứng lớp bấm slide, sắp xếp tài liệu, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy,...
- Thông thường, giáo viên sẽ là người quản lý số lượng học viên trong lớp. Tuy nhiên, đối với các trung tâm ngoại ngữ thì người quản lý lớp học lại là trợ giảng.
- Trong vai trò trợ giảng tiếng Anh, bạn có trách nhiệm điểm danh số lượng học viên trong lớp, bạn phải nắm được tổng sĩ số lớp học, có bao nhiêu học viên đi học, bao nhiêu học viên vắng mặt.
- Ngoài ra, bạn còn phải theo dõi tình hình học tập nhằm đánh giá năng lực của từng học viên, từ đó kịp thời thông báo với giáo viên, ban quản lý và phụ huynh để có những thay đổi kịp thời. Việc bạn quản lý học viên có tốt hay không sẽ phản ánh chất lượng của trung tâm.
- Vì sự khác biệt về ngôn ngữ nên các học viên thường có thói quen hỏi trợ giảng thay vì giáo viên nước ngoài. Đó là lý do bạn phải trực tiếp giải đáp thắc mắc cho học viên trong mỗi buổi học.
- Những thắc mắc có thể liên quan đến bài học hoặc các kiến thức bên ngoài. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị kiến thức chuyên môn và kiến thức bên ngoài thật tốt, đặc biệt là khi bạn làm việc ở các trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo
- Mặc dù không phải là người trực tiếp đứng lớp nhưng cũng là người tham gia vào quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, không phải giáo viên nước ngoài nào cũng có kỹ năng nghiên cứu chương trình đào tạo. Trong khi bộ phận quản lý trung tâm lại không phải là người tiếp xúc trực tiếp với học viên.
- Cũng chính vì những điều này mà trợ giảng tiếng Anh trở thành người duy nhất của trung tâm ngoại ngữ hiểu rõ năng lực và có thể đánh giá trình độ học tập của từng học viên. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu bài giảng và phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập. Thậm chí, bạn có thể ý kiến hoặc đề xuất sửa đổi nếu cảm thấy phương pháp dạy học không phù hợp.
- Hơn hết, trung tâm hoặc nhà trường có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu chương trình đào tạo để đánh giá năng lực của bạn. Nếu nghề giáo là mục tiêu của bạn trong tương lai, thì đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân.
Thực hiện một số công việc khác
- Ngoài những công việc chính được đề cập ở trên, trợ giảng tiếng Anh còn thực hiện những công việc sau đây:
+ Giao bài tập về nhà cho học viên, hỗ trợ học viên hoàn thành bài tập đầy đủ.
+ Chuẩn bị các bài kiểm tra đầu vào, kiểm tra định kỳ.
+ Chấm điểm bài tập, bài kiểm tra.
+ Tham gia các buổi họp phụ huynh, giải đáp thắc mắc của phụ huynh về tình hình học tập của học viên.
+ Đảm bảo học viên tuân thủ các quy định của trung tâm, nhà trường.