là quốc gia nằm ở phía tây nam châu Mỹ, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đa dạng. Nếu có dịp đến Chile, đừng bỏ lỡ ghé thăm những địa điểm sau đây:
Tuyến đi bộ leo núi Naejangsan
Là một trong nững cung đường leo núi tại Seoul, núi Naejangsan thuộc Công viên Quốc gia Naejangsan, tỉnh Jeolla. Cảnh sắc trên dãy núi Naejangsan đặc biệt ấn tượng vào mùa thu. Không chỉ người dân xứ kim chi mà rất nhiều du khách đổ về đây để chiêm ngưỡng một không gian “cây thay lá” đỏ rực rỡ một góc trời.
Cảnh sắc trên dãy núi Naejangsan đặc biệt ấn tượng vào mùa thu. Ảnh: trazy blog
Không chỉ thế, vào mùa xuân, trên núi sẽ nở rộ hoa đỗ quyên và hoa anh đào. Còn vào mùa hè, núi Naejangsan lại mang đến một vẻ yên bình với những tán cây xanh mướt, Mùa Đông thì chắc chắn rồi, những đỉnh núi phủ tuyết trắng xóa sẽ khiến bạn xuýt xoa khi chinh phục.
Mùa Đông thì chắc chắn rồi, những đỉnh núi phủ tuyết trắng xóa sẽ khiến bạn xuýt xoa khi chinh phục. Ảnh: app.daytrip.io
Suraksan nằm trong Vườn Quốc gia Seorak, được biết đến như một trong những cung đường leo núi tại Seoul đẹp nhất ở Hàn Quốc. Với đỉnh cao 638 m, có con đường leo núi rất thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều so với các ngọn núi khác như Bukhansan. Đi dọc theo đường mòn lên đỉnh núi, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Seoul và những ngọn núi xung quanh.
Chinh phục Suraksan - một trong những cung đường leo núi tại Seoul. Ảnh: groovybowsequence
Suraksan nằm trong Vườn Quốc gia Seorak, được biết đến như một trong những cung đường leo núi đẹp nhất ở Seoul. Ảnh: groovybowsequence
Đi dọc theo đường mòn lên đỉnh núi, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Seoul và những ngọn núi xung quanh. Ảnh: groovybowsequence
Và không quên lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa nhé! Ảnh: groovybowsequence
Gwanaksan là một điểm thú vị nếu bạn đang tìm kiếm cung đường leo núi tại Seoul. Đến đây, bạn có thể chiễm ngưỡng và ngắm nhìn vẻ đẹp từ nhiên giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp ở Hàn Quốc. Dọc đường đi, bạn sẽ bắt gặp những dòng suối trong vắt, hệ thống con đường mòn không có rào chắn, được thiết kế để người đi xe lăn hoàn toàn có thể di chuyển.
Gwanaksan là một điểm thú vị nếu bạn đang tìm kiếm cung đường leo núi tại Seoul. Ảnh: Roamad
Bạn có thể dễ dàng đến núi Gwanaksan bằng tàu điện ngầm và xe buýt từ trung tâm thành phố. Gwanaksan nằm khá gần Seoul Grand Park và Đại học Quốc gia Seoul, bạn có thể có đa dạng các lựa chọn về nhà hàng hay quán cà phê để thưởng thức sau khi kết thúc chuyến đi dạo ngắm cảnh sau khoảng 1h30 phút để lên đến đỉnh.
Chinh phục núi Gwanaksan sẽ mất khoảng 1h30. Ảnh: thechemistandthecounselor
Đỉnh núi Guksabong không chỉ được biết đến là cung đường leo núi tại Seoul tráng lệ mà còn là địa điểm ngắm lá vàng đẹp nhất vào mùa thu tại Hàn Quốc. Cung đường leo núi này vừa có những đoạn đi bộ bằng phẳng, cũng có những đoạn dốc lên xuống đầy thử thách. Tuy nhiên, những nỗ lực của bạn sẽ là xứng đáng khi leo đến đỉnh Guksabong, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng và phóng tầm mắt ra xa để tận hưởng tầm nhìn trải rộng với view hướng xuống sông Hàn êm đềm và bình lặng.
Đỉnh núi Guksabong được biết đến là cung đường leo núi tại Seoul tráng lệ. Ảnh: Hike Geoje
Một trong những đỉnh núi không nên bỏ lỡ khi khám phá Seoul chính là đỉnh Taebaeksan. Vào mùa đông, ngọn núi được thay áo mới với sắc trắng tinh khôi của những bông tuyết cùng những tán cây được bao bọc bởi một lớp “pha lê” tuyết trong suốt.
Một trong những đỉnh núi không nên bỏ lỡ khi khám phá Seoul chính là đỉnh Taebaeksan. Ảnh: This Is Korea Tours
Theo truyền thuyết, Dangun – người sáng lập Vương quốc Goguryeo cổ đại, được sinh ra trên núi Taebaeksan. Vì thế mà trên đỉnh núi Taebaeksan có một “bàn thờ tế thần” tên là “Cheonjedan” – nơi mọi người thường tổ chức các buổi lễ tôn vinh những vị thần và cầu may mắn, tốt đẹp ở các thế kỷ trước.
Vào mùa đông, ngọn núi Taebaeksanđược thay áo mới với sắc trắng tinh khôi của những bông tuyết. Ảnh: travelingmitch
Là ngọn núi được du khách ưa thích khi ghé thăm Hàn Quốc, núi Inwangsan có chiều cao “khiêm tốn” hơn các ngọn núi khác nhưng thiên nhiên và cung đường leo núi tại Seoul này lại vô cùng thơ mộng. Với những đỉnh núi đá granit đẹp mắt, bạn có thể đứng từ đây phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng toàn bộ tháp Seoul, sông Hàn và một phần của thành phố.
Là ngọn núi được du khách ưa thích khi ghé thăm Hàn Quốc, núi Inwangsan có chiều cao “khiêm tốn” hơn các ngọn núi khác. Ảnh: thechemistandthecounselor
Bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng để đi từ chân núi lên đỉnh. Bạn cũng có những điểm đến khác mà bạn có thể khám phá như: pháo đài Mt Inwangsan – gắn liền với lịch sử từ triều đại Joseon đến Seoul hiện đại hay khám phá phong cảnh tuyệt đẹp của Cung điện Gyeongbokgung, Cheong Wa Dae, Quảng trường Gwanghwamun và Tháp Namsan xung quanh sau khi chinh phục cung đường núi ấn tượng này!
Bạn có thể đứng từ đây phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng toàn bộ tháp Seoul, sông Hàn và một phần của thành phố. Ảnh: thechemistandthecounselor
Dãy núi Achasan là một trong những điểm đến thu hút du khách và những người ưa thích thể dục. Vì nằm gần trung tâm Seoul nên từ đỉnh núi, bạn hoàn toàn có thể ngắm khung cảnh toàn thành phố phía dưới. Trên dãy núi cũng có sự hiện diện của khoảng hai mươi pháo đài lịch sử có nguồn gốc từ thời kỳ Tam Quốc, những ngôi mộ cổ và những ngôi chùa xây dựng từ đá tự nhiên. Đây là một trong những phần quan trọng của di sản lịch sử đã được bảo tồn cẩn thận trên dãy núi Achasan.
Dãy núi Achasan là một trong những điểm đến thu hút du khách và những người ưa thích thể dục. Ảnh: ソウル市
Vì nằm gần trung tâm Seoul nên từ đỉnh núi, bạn hoàn toàn có thể ngắm khung cảnh toàn thành phố phía dưới. Ảnh: ソウル市
Là một cung đường leo núi tại Seoul không quá khó, các rào chắn an toàn trên con đường leo núi Buramsan sẽ đảm bảo cho bạn vừa thong thả leo núi, vừa có thể ngắm khung cảnh phía xa một cách dễ dàng. Đường leo lên núi Buramsan, bạn có thể ghé đến đền Hakdo với lịch sử và kiến trúc đặc biệt. Khi đến cuối hành trình, bạn có thể nghỉ ngơi và thư giãn tại hồ Jemyoeng tại trường đại học Samyuk, vừa thưởng thức bữa ăn nhẹ vừa tận hưởng không gian thiên nhiên thơ mộng thì đúng là còn gì bằng!
Các rào chắn an toàn trên con đường leo núi Buramsan sẽ đảm bảo an toàn cho bạn. Ảnh: Roamad
Đường Buramsan là một cung đường leo núi tại Seoul không quá khó. Ảnh: 올록볼록 세상
Hành trình chinh phục cung đường Buramsan chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều kỉ iệm ấn tượng. Ảnh: Safarway
Nếu bạn có cơ hội du lịch Seoul, hãy nhớ ghé thăm những ngọn núi tuyệt đẹp này để tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa độc đáo của Hàn Quốc nhé! Chắc chắn các cung đường leo núi tại Seoull này sẽ giúp bạn tìm thấy sự cân bằng và yên bình trong cuộc sống tận hưởng khoảng thời gian tránh xa đám đông nhộn nhịp của đô thị, để thư giãn trong bầu không khí trong lành và mãn nhãn chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên sống động.
Hòa Luty (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
NGOÀI LỀU THÌ CẦN CHUẨN BỊ THÊM NHỮNG ĐỒ DÙNG CẮM TRẠI CẦN THIẾT NÀO ?
Cắm trại trên núi lạnh, nhiều sương và thường xuyên có mưa nên Chung gợi ý một số đồ cắm trại cần thiết nhất mà bạn nên chuẩn bị thêm cho chuyến leo núi Bà Đen – Tây Ninh
1 – Đệm cách nhiệt : Dùng trải trong lều giúp bạn nằm êm hơn, ấm hơn và không bị ướt hoặc lạnh lưng khi ngủ lều
2 – Đèn lều, đèn pin cầm tay, đèn treo đầu, dây đèn led, đèn sinh hoạt : Dùng chiếu sáng đường đi, chiếu sáng sinh hoạt trong lều và dùng vệ sinh cá nhân tại nơi cắm trại. Rất nhiều bạn nghĩ rằng mình sẽ đốt lửa nên không cần chuẩn bị, nhưng trên thực tế thì lửa không đủ sáng và sáng thời gian dài cho bạn. Và nhiều lúc bạn không thể đốt được lửa do không có củi khô hoặc ngoài trời quá ẩm.
3 – Túi ngủ : Túi ngủ giúp bạn ấm khi ngủ trong lều. Linh hoạt chuẩn bị bằng cách xem thời tiết trước chuyến đi.
4 – Bạt trải ngồi chơi ngoài lều : Giúp trải bên ngoài đất để ngồi chơi ăn uống vì nếu trời khô hay ẩm ướt thì ngồi ngoài đất cũng rất bất tiện và nhiều côn trùng.
5 – Bộ tăng che ( có trụ hoặc không trụ ) : Bộ tăng che giúp che mưa cho lều nếu có mưa hoặc làm giảm cường độ của sương thấm vào lều. Bạn không cần chuẩn bị trụ nếu chỗ bạn hạ trại có các cây xung quanh để cột. Chuẩn bị bộ trụ để dựng tăng khi xung quanh không có chỗ cột để căng tăng
Đó là những thứ cần thiết nhất mà bạn nên chú ý để chuẩn bị. Còn những đồ dùng khác như nồi niêu xoong chảo, bếp, bộ bàn ghế, thức ăn nước uống tùy vào nhu cầu của nhóm mà chuẩn bị thêm.
Wendy Chen bỏ ra 350 tệ để thuê một chàng trai khỏe mạnh đồng hành lên núi Thái Sơn, sau khi không tìm được người bạn nào đi cùng.
Quyết định thử thách bản thân bằng cách leo Thái Sơn, ngọn núi nổi tiếng ở miền đông Trung Quốc nhưng Wendy Chen không tìm được bạn đi cùng. Do đó, cô gái 25 tuổi đã thuê "bạn leo núi cùng", là một chàng trai trẻ có nhiều kinh nghiệm leo núi, hỗ trợ Chen chinh phục đỉnh núi cao 1.500 m.
"Pei pa" (đi cùng để leo núi) là xu hướng phổ biến ở Trung Quốc trong năm 2024, gồm những chàng trai trẻ cung cấp dịch vụ đi leo núi cùng người lạ. Các video gắn hashtag "pei pa" thu hút hơn 100 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Bức ảnh bình minh trên núi Thái Sơn được Wendy chụp lại trong lần leo núi với pei pa. Ảnh: CNN
Họ là những người trẻ, khỏe, thường là sinh viên đại học, cựu quân nhân, tự quảng cáo bản thân trên các nền tảng mạng xã hội như Tiểu Hồng Thư và Douyin. Thông tin về các pei pa nêu rõ chiều cao, mức độ thể lực, kinh nghiệm đi bộ đường dài. Phí cho mỗi chuyến đi cùng những người này dao động 200 - 600 tệ (30-85 USD).
Các pei pa sẽ làm mọi cách giúp khách hàng không cảm thấy kiệt sức và khuyến khích họ đi tiếp, từ ca hát, kể chuyện cười, chơi nhạc, động viên bằng lời nói, xách đồ hộ hoặc nắm tay kéo khách đi.
Cuộc phiêu lưu của Chen bắt đầu từ 20h tối để kịp ngắm bình minh trên đỉnh Thái Sơn vào sáng hôm sau. Sau khi đánh giá thể lực của cô gái, người bạn leo núi thuê cho cô một chiếc áo khoác dày và dẫn cô đến nơi nghỉ qua đêm có tường bao quanh ở trên núi.
Lúc ngắm bình minh, pei pa đã chuẩn bị sẵn quốc kỳ và các đạo cụ khác để cô có bức ảnh đáng nhớ. Dù kỹ năng chụp ảnh của người này chưa thành thạo như chuyên gia, Chen vẫn đánh giá anh "đạt yêu cầu" và trả phí dịch vụ 350 tệ (49 USD). Chen nói những pei pa đẹp trai hơn có thể được trả phí cao hơn. "Đẹp trai là một lợi thế", cô nói.
Chen Wudi (trái) đang đi leo núi cùng một khách hàng nữ. Ảnh: CNN
Khách hàng chủ yếu là những phụ nữ trẻ, độc thân. Tuy nhiên, xu hướng khách hàng này đang thay đổi. Một video quay cảnh nam sinh viên đại học khỏe mạnh đang bế đứa trẻ ba tuổi lên một ngọn núi, mẹ bé đi theo sau thu hút nhiều người quan tâm vào hè năm nay.
Chris Zhang, sinh viên đại học 20 tuổi, đã nắm bắt cơ hội kiếm tiền vào hè này. Trong khi bạn bè cùng lớp lựa chọn đi thực tập, Zhang tham gia vào thị trường pei pa.
Vào mùa hè, lượng người đi du lịch đông kéo theo nhu cầu cần pei pa tăng cao. Trong ba tháng, Zhang kiếm được hơn 20.000 tệ (2.800 USD). Cũng thời gian đó, bạn cùng lớp kiếm được 2.000 tệ (180 USD) mỗi tháng cho công việc thực tập sinh. Zhang thích công việc này vì thu nhập cao và có thể ở ngoài trời nhiều hơn, thay vì suốt ngày ngồi trước máy tính.
Chen Wudi coi pei pa là công việc nghiêm túc. Sau khi nghỉ làm nhân viên bán hàng vào tháng 4, chàng trai 27 tuổi với sở thích đi bộ đường dài đã trở thành pei pa toàn thời gian. Hiện tại Chen có hơn 40 người đặt đi cùng, kiếm được 20.000 tệ mỗi tháng.
Theo số liệu gần đây của chính phủ, số tiền 20.000 tệ này cao gấp đôi mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc. Chen thậm chí đã chuyển đến thành phố Thái An cạnh chân núi Thái Sơn để thuận tiện cho công việc. Mỗi ngày, anh leo ngọn núi 2-3 lần.
Pei pa đang là xu hướng tại Trung Quốc. Ảnh: His work at work
Những pei pa nổi tiếng như Chen nhận được đơn đặt hàng từ khắp nước. Ngoài núi Thái Sơn, Chen sẵn sàng leo bất kỳ ngọn núi nào khi có người yêu cầu, chỉ cần họ trả thêm phí đi lại.
Dù mức thu nhập hấp dẫn, Chen thừa nhận đây không phải công việc lâu dài vì đòi hỏi thể lực. Leo núi nhiều khiến anh bị đau đầu gối. "Tôi chỉ có thể tiếp tục làm công việc này thêm vài tháng hoặc nửa năm nữa", Chen nói.
Xu hướng tìm người leo núi cùng có trả phí đang gây ra một số lo ngại. Hiện tại, thị trường này không được chính phủ quản lý. Nhiều người cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt với những phụ nữ trẻ độc thân hoặc có con nhỏ.
Bên cạnh đó, các pei pa chỉ là hướng dẫn viên leo núi nghiệp dư, có thể chưa lương hết tình huống nguy hiểm. Xu hướng này cũng tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo xuất hiện. Nhiều du khách đã báo cáo về việc bị lừa.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc vẫn ở mức cao, nhiều người trẻ phải đối mặt tình trạng khó xin việc, hoặc công việc không ổn định sau khi tốt nghiệp. Do đó, trở thành pei pa là một cách kiếm tiền nhanh chóng để giúp họ "lấy ngắn nuôi dài".
Chen Wudi hiểu rằng công việc pei pa không thể làm mãi. Nhưng hiện anh không có phương án thay thế.
"Tôi thích đi bộ đường dài, đến nhiều nơi và công việc này giúp tôi đủ tiền trang trải cuộc sống", Chen nói.