SAIC Motor Corporation Limited - Tập đoàn ngành công nghiệp ô tô Thượng Hải là công ty chuyên thiết kế và sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải với các hoạt động đa quốc gia. SAIC bắt đầu sản xuất ô tô từ năm 1940. SAIC được coi là một trong Tứ đại thiên vương của thị trường sản xuất ô tô Trung Quốc (cùng với Chang’an Motors, FAW Group và Dongfeng Motor) có số lượng sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốctrong năm 2014 với hơn 4,5 triệu xe.
Mộng làm ô tô điện mini cạnh tranh VinFast, Thái Hưng của ai, có gì?
VietTimes – Từ một công ty gia công xuất khẩu, năm 2019, Thái Hưng bất ngờ tái cấu trúc trở thành một startup trong lĩnh vực ô tô điện, đối đầu trực tiếp với VinFast và nhiều ông lớn khác ở dòng xe cỡ nhỏ.
CTCP Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) và Công ty Roding Mobility (Đức) vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển thương hiệu xe ô tô điện cỡ nhỏ, xe chuyên dụng tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
Theo đó, Roding Mobility sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát triển khai toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế, thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Hưng.
Trong khi đó, Thái Hưng sẽ đầu tư sản xuất tại nhà máy ở Thái Bình và cung ứng cho thị trường Việt Nam và quốc tế.
Ở giai đoạn đầu, hai bên sẽ tập trung phát triển xe điện nội đô thị (city car) theo tiêu chuẩn L7e của Châu Âu với sản lượng dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, công ty sẽ sản xuất và giới thiệu thêm 2 mẫu xe điện phân khúc hạng A.
Giới thiệu trên trang chủ website, Thái Hưng cho biết công ty đang triển khai xây dựng nhà máy cơ điện tại tỉnh Thái Bình với quy mô lên tới 9,5 triệu Euro (tương đương 254 tỉ đồng), năng lực sản xuất lắp ráp 10.000 xe điện/năm (gồm cả xe ô tô điện và xe điện hạn chế giao thông). Nhà máy này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2023.
Cái "bắt tay" với Roding Mobility cho thấy tham vọng của Thái Hưng trong lĩnh vực ô tô điện cỡ nhỏ, song "tay chơi mới" này sẽ phải đối đầu với những tay chơi khác như VinFast hay TMT Motor - doanh nghiệp vừa cho ra mắt mẫu xe Wuling HongGuang MiniEV.
Theo tìm hiểu của VietTimes, Thái Hưng tiền thân là CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Hàn, được thành lập vào tháng 8/2005, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là may trang phục (chi tiết: may gia công quần áo dùng trong nội địa và xuất khẩu).
Sau gần 15 năm hoạt động, tháng 5/2019, Thái Hưng thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang “sản xuất ô tô và xe có động cơ khác”. Cùng với đó, quy mô vốn điều lệ của công ty cũng được điều chỉnh từ mức 3 tỉ đồng lên 50 tỉ đồng.
Đến tháng 9/2019, Thái Hưng tiếp tục tăng gấp đôi vốn điều lệ lên mức 100 tỉ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp do ông Trần Minh Thao làm Tổng giám đốc cũng tuyên bố tái cấu trúc trở thành một startup trong lĩnh vực xe điện.
Trước khi “bắt tay” với Roding Mobility, Thái Hưng cho biết công ty cũng đang xây dựng “Nhà máy cơ điện tử Thái Hưng số 2” để sản xuất dự án GionG EVs – thương hiệu xe điện thông minh của GionG GmbH (công ty con của Thái Hưng).
Sinh năm 1984, CEO Thái Hưng, ông Trần Minh Thao đang đứng tên người đại diện pháp luật cho Công ty TNHH World Box (World Box) và CTCP Mastertran – Chi nhánh Đà Nẵng.
Trong đó, World Box được thành lập vào tháng 1/2019, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. Tính đến tháng 11/2019, công ty này có vốn điều lệ 45 tỉ đồng, trong đó ông Thao góp 11,25 tỉ đồng, sở hữu 25% cổ phần.
Còn Mastertran được thành lập vào tháng 6/2011. Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật hiện nay bà Bùi Thị Minh Hoa (SN 1986) – cá nhân có nhiều liên hệ với ông Trần Minh Thao.
Mặc dù đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là “bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác”, song Mastertran được thị trường biết tới với vai trò nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Doppelherz của Queisser Pharma tại Việt Nam từ năm 2013.
Hiện nay, Mastertran đang phân phối hơn 50 sản phẩm mang thương hiệu Doppelherz, hợp tác với hơn 1.300 nhà bán lẻ dược phẩm trên toàn quốc./.
Trong khi người tiêu dùng ở nhiều nước vẫn còn e ngại và có định kiến không tốt, thì thị trường Mỹ Latinh đã mở cửa đón nhận ô tô Trung Quốc. Ở Peru, cứ 6 xe ô tô mới bán ra thì có một chiếc của Trung Quốc.
Ô tô Trung Quốc đã tìm được chỗ đứng ở thị trường Mỹ Latinh. (Ảnh: AP)
Ban đầu, anh Mario Segura, một tài xế taxi ở Lima, Peru, còn thấy khó chịu khi được gợi ý mua một chiếc ô tô Trung Quốc. Anh nghi ngờ độ bền của xe, dịch vụ đi kèm, và ngại xe nhanh mất giá, khó bán lại.
Tuy nhiên, sự truyền miệng, tính sẵn có của phụ tùng thay thế, và tất nhiên là mức giá rẻ bất ngờ đã từng bước thuyết phục anh.
“Chỗ này một tý, chỗ kia một tý, tôi đã nghe được những ý kiến tích cực về ô tô Trung Quốc,” anh Segura cho biết khi đang ở trong một showroom của hãng Chery ở quận Surquillo. Anh vừa chi 12.000 USD bằng tiền mặt để mua một chiếc Fullwin XR sedan mới, rẻ hơn một nửa so với xe cùng loại mang thương hiệu Fiat hoặc Renault. “Mất khá nhiều thời gian để tôi đưa ra quyết định, cuối cùng tôi liều thử,” anh nói.
Tương tự là trường hợp của Luis Luna, một bác sĩ vừa trở về Lima sau nhiều năm làm việc tại Argentina. Ông đã định mua một chiếc xe Nhật đã qua sử dụng. Nhưng rồi ông để ý tới các quảng cáo ô tô Trung Quốc giá rẻ và bắt đầu tìm hiểu khi bạn bè, họ hàng khẳng định rằng ông nên tới một đại lý của JAC, một trong số cả chục thương hiệu Trung Quốc có mặt tại đây.
“Chúng tôi thấy rằng với cùng một số tiền mua ô tô cũ nhếch nhác chẳng đem lại chút tự tin nào, thì chúng tôi có thể mua một chiếc xe Trung Quốc mới tinh, kèm thời hạn bảo hành 2 năm,” ông Luna cho biết sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ mua chiếc JAC B-Cross mới 100%, giá 16.000 USD.
“Tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng đây là một quyết định đúng đắn,” ông nói.
Những ngày này, ở khắp các nước Mỹ Latinh, có rất nhiều người cũng đã quyết định thử mua ô tô Trung Quốc tương tự như anh Segura và bác sĩ Luna. Tại đây, ô tô Trung Quốc mang các thương hiệu không mấy quen thuộc như Great Wall, JAC, Brilliance và Sinotruk đang bán rất chạy.
Ô tô Trung Quốc có mặt tại Peru từ năm 2006, và giờ đây cứ 6 xe mới bán ra ở đây thì có một chiếc là của Trung Quốc.
Theo Hiệp hội ô tô Peru, hiện có không dưới 90 hãng xe Trung Quốc để người tiêu dùng lựa chọn. Ngành ô tô Trung Quốc chưa trải qua quá trình sàng lọc kéo dài cả thế kỷ như ở Mỹ khiến ngành ô tô rút lại chỉ còn 3 tên tuổi lớn – GM, Ford và Chrysler.
Thế mạnh chính của ô tô Trung Quốc tất nhiên là giá bán. Thông thường, ô tô Trung Quốc có giá chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 một chiếc xe cùng loại thương hiệu châu Âu, Mỹ hoặc Nhật Bản – ông Guido Vildozo, một chuyên gia phân tích ngành ô tô của công ty tư vấn IHS Automotive ở Mỹ, cho biết.
“Cái gì khiến ô tô Trung Quốc rẻ hơn nhiều đến thế? Hãy bắt đầu với nhân công,” ông Vildozo phân tích, với lưu ý rằng một công nhân ô tô Trung Quốc bình thường được trả 300 – 400 USD/tháng, thấp hơn rất nhiều so với mức lương 2.000 – 3.000 USD/tháng của công nhân Mexico, hay mức lương trung bình 5.000 – 7.000 USD/tháng của công nhân ô tô Mỹ.
Bên cạnh đó, ô tô Trung Quốc rẻ còn vì nhà sản xuất không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế, nhiều công ty sao chép kiểu dáng các mẫu xe bán chạy của các hãng nổi tiếng trên trên giới.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thâm nhập thị trường khi thu nhập bình quân đầu người của các nước Mỹ Latinh tăng lên mức chưa từng thấy.
Thị trường với nhu cầu mua xe mới tăng cao đã thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, những doanh nghiệp đang coi Mỹ Latinh như một bước đệm trong kế hoạch chinh phục thị trường ô tô thế giới trong những thập kỷ tới. Theo công ty tư vấn AT Kearney, Trung Quốc đã xuất khẩu 800.000 xe ô tô trong năm 2011, nhưng kỳ vọng tăng lên mức 2 triệu xe vào năm 2015 và lên 3 triệu xe vào năm 2020.
Theo ông Jial Sun, một chuyên gia của công ty tư vấn AT Kearney, sự tập trung vào thị trường Mỹ Latinh một phần còn do các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chưa chuẩn bị đủ để có thể chinh phục các thị trường Mỹ và châu Âu có yêu cầu cao hơn về chất lượng và tiêu chuẩn khí thải.
Ở các thị trường mới nổi, sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn và các quy định cũng thấp hơn. Trung Quốc và các khu vực thị trường này có chung điều kiện đường sá, quy định về nồng độ khí thải và tiêu chuẩn an toàn.
Nhiều khách hàng, như Antonio Benevides, một công nhân 26 tuổi làm việc trong công viên giải trí ở Bogota, là người lần đầu tiên mua ô tô. Đầu tháng 12 năm ngoái, anh mua một chiếc Chery QQ mới với giá 9.000 USD, rẻ chỉ bằng 2/3 giá xe Renault cùng loại.
“Sự khác biệt đó về giá bán đã khiến tôi cân nhắc mua xe mới cho lần đầu tiên sở hữu ô tô,” Benevides nói trong lúc lái xe ra khỏi đại lý ở gần sân bay quốc tế Bogota. “Tôi đã nghe người ta nói rằng xe chạy khá ổn, chi phí vận hành rẻ, và như bạn thấy đấy, trông chúng cũng không đến nỗi xấu.”
Thị trường ô tô Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những thương hiệu đến từ nhiều quốc gia khác nhau., trong đó các hãng xe ô tô Trung Quốc nhái các thương hiệu và thiết kế dáng vấp xe sang, mức giá lại thấp, tuy hấp dẫn về chi phí nhưng phần lớn người tiêu dùng vẫn lo ngại về chất lượng. Dưới đây là logo các hãng xe ô tô Trung Quốc đình đám nhất.
Great Wall Motors Company Limited - Hãng xe Trung Quốc Trường Thành là nhà sản xuất ô tô được thành lập vào năm 1984, có trụ sở chính tại Bảo Định, Hà Bắc, Trung Quốc. Công ty được đặt theo tên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Người tiêu dùng biết đến Great Wall nhờ vào những mẫu xe thể thao đa dụng và xe bán tải.
FAW Group Corporation - Tập đoàn Ô tô Đệ Nhất được thành lập năm 1953, là công ty sản xuất ô tô nhà nước đầu tiên của Trung Quốc có trụ sở tại Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc. FAW là từ viết tắt của First Automobile Works, mang ý nghĩa tập đoàn ô tô đầu tiên tại Trung Quốc cùng với các ông lớn khác như Dongfeng Motor Corporation, Chang’an Motors, Shanghai Automotive Industry và Chery Automobile.
Sản phẩm chủ yếu là 3 dòng xe tải hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng, bao gồm xe động cơ sử dụng năng lượng sạch và động cơ dầu diesel, hình thành nên các sản phẩm thương hiệu của hãng xe ô tô FAW.
Dongfeng Motor Corporation - Tập đoàn ô tô Đông Phong là nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại Vũ Hán. Năm 2014, công ty trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 Trung Quốc với 3.5 triệu xe được sản xuất trong năm đó. Dongfeng là một trong 4 nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc, cùng với Chang'an Motors, FAW Group và SAIC Motor.
Dongfeng được xem là một trong ba nhà sản xuất xe hơi lớn nhất của Trung Quốc (Big Three) và hiện Dongfeng nằm trong top bốn hãng xe về sản lượng. Ngoài xe thương mại và tư nhân, Dongfeng còn sản xuất linh kiện ô tô.
Dongfeng đã hợp tác, liên doanh với 6 nhà sản xuất ô tô trên thế giới. Những quan hệ đối tác này cho phép họ sản xuất và bán nhiều loại sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm cả những sản phẩm của Citroën, Honda, Kia, Nissan, Peugeot và Renault. Các tên thương hiệu khác liên quan đến Dongfeng bao gồm Fengshen, Infiniti, Luxgen và Venucia.