Sáng nay mùng 1 Tết (10.2), cụ ông Ngô Trọng Thanh (73 tuổi) cùng con cháu ra đình, chùa làng Hoàng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) từ lúc chưa tới 8 giờ sáng. Dù còn khá sớm, gia đình ông không phải người đầu tiên tới đây.
Mùng 4 Tết có nên đi chùa không?
Theo tục lệ xưa, mùng 4 Tết là ngày mà các gia đình đón các vị thần từ trên thiên đình về nhân gian để cai quản một năm tiếp theo. Nếu gia chủ đi chùa vào ngày mùng 4 Tết với đủ sự thành tâm thì mọi điều bạn cầu mong đều sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực.
Ngày mùng 4 Tết còn được xem là ngày cầu gì được nấy. Vậy nên nếu ai mong muốn cầu chuyện tình duyên thì có thể chọn đi chùa vào ngày này.
Mùng 1 Tết có nên đi chùa không?
Theo phong tục của người Việt xưa, đi chùa vào ngày mùng 1 Tết đã trở thành một tục lệ vô cùng quen thuộc. Nhiều người còn có thói quen đi chùa ngay trong đêm giao thừa. Mọi người đi chùa để cầu chúc bình an, may mắn, sức khỏe, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, chúng sinh an lạc,...
Việc đi chùa vào ngày mùng 1 Tết cũng có nghĩa là cả năm sau đó bạn sẽ được bình an, may mắn, mọi sự hanh thông và hứa hẹn một năm với nhiều tin vui và hạnh phúc.
Mùng 5 Tết có nên đi chùa không?
Từ xa xưa, mùng 5 Tết được xem là một ngày xấu, không phù hợp để xuất hành, đi chùa cầu may. Theo quan niệm của người Việt và người Trung quốc thì mùng Tết là ngày con nước với một ý nghĩa rất xấu. Việc xuất hành, đi chùa vào ngày này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những ngày khác. Từ đó đến nay, ngày mùng 5 Tết đã trở thành ngày kiêng kỵ xuất hành của nhân dân ta bao đời nay.
Mùng 2 Tết có nên đi chùa không?
Mùng 2 Tết chính là ngày Hỷ thần, đón thần tài. Chính vì vậy, việc đi chùa vào ngày mùng 2 Tết sẽ giúp bạn gặp được nhiều điều may mắn về tiền tài, danh vọng cho một năm dư dả.
Mùng 3 Tết có nên đi chùa không?
Tương tự mùng 2, mùng 3 Tết cũng là ngày Hỷ thần, ngày của may mắn và hạnh phúc, rước thần tài. Vậy nên, gia chủ chọn đi chùa vào ngày mùng 3 Tết cũng sẽ cầu được nhiều niềm vui và may mắn về tài lộc, với ý nghĩa tiền bạc rủng rỉnh, dư dả nguyên cả năm.
Đi chùa đầu năm nên đi ngày nào? Ý nghĩa của từng ngày
Nếu bạn không biết đi chùa đầu năm nên đi ngày nào thì có thể tham khảo qua ý nghĩa của từng ngày Tết đầu năm sau đây để chọn được cho mình một ngày thích hợp vãng cảnh chùa đầu năm với ý nghĩa may mắn và thuận lợi:
Mùng 6 Tết có nên đi chùa không?
Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng, mùng 6 Tết chính là ngày bình an và cũng là một ngày rất tốt để xuất hành. Vậy nên, gia chủ có thể đi chùa vào ngày mùng 6 Tết để cầu bình an, sức khỏe và gia đạo. Đây được xem là một ngày rất tốt để cầu chúc những điều may mắn cho gia đình.
Những lưu ý khi đi chùa vãng cảnh đầu năm
Khi đi chùa vãng cảnh đầu năm 2023 gia chủ cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Chỉ nên dâng đồ chay tịnh như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè,...
- Không được đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là ở chính điện - nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa các loại vàng mã, đốt vàng mã cúng Phật tại chùa. Nếu có cúng thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hoặc bàn thờ Đức Ông.
- Nên hạn chế thắp hương ở bên trong chùa, không tự ý sử dụng hoặc mang đồ của nhà chùa về nhà.
- Khi bước vào nhà chính của đền chùa không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
- Không nên dẫm lên bậu cửa nhà chùa, đi lại khệnh khạng trong chùa
- Không nên mặc váy ngắn, quần sooc vào chùa
Mùng 7 Tết có nên đi chùa không?
Mùng 7 Tết còn được biết đến là ngày “Tam Nương sát”, đây là ngày mà mọi người đều tránh xuất hành hoặc khởi sự những công việc quan trọng. Xuất hành vào ngày mùng 7 Tết thường sẽ không được thuận lợi, có khi còn mang đến cho gia chủ một năm đầy trắc trở và kém may mắn. Vậy nên, gia chủ cần cân nhắc về việc đi chùa vào ngày mùng 7 Tết.