Thuế Xuất Khẩu Quần Áo Sang Nước Ngoài

Thuế Xuất Khẩu Quần Áo Sang Nước Ngoài

Giấy phép kinh doanh của Công ty không có chức năng xuất nhập khẩu quần áo, vải. Vậy muốn dịch vụ vận chuyển Top One Logistics xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản, công ty có cần đăng ký lại giấy phép kinh doanh và các thủ tục xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản như thế nào?

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản

– Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

– Thứ hai, thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

– Thứ ba, hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định, phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thủ tục thông quan trong hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng

Dịch vụ khai báo hải quan hàng đông lạnh

Dịch vụ khai báo hải quan hóa chất

Dịch vụ khai báo hải quan phân bón

Dịch vụ khai báo hải quan cây giống

Dịch vụ khai báo hải quan hàng máy móc

Dịch vụ khai báo hải quan trái cây nông sản

Thủ tục hải quan nhập khẩu cá hồi đông lạnh

Thủ tục hải quan nhập khẩu máy in

Thủ tục hải quan nhập khẩu trang sức

Thủ tục hải quan nhập khẩu rượu

Thủ tục hải quan nhập khẩu bông Thủy Tinh

Thủ tục hải quan nhập khẩu cá koi

Thủ tục hải quan nhập khẩu cát vệ sinh chó mèo

Thủ tục hải quan nhập khẩu đồ chơi trẻ em

Bạn đọc gửi đến Báo Hải quan câu hỏi về việc tại giấy phép kinh doanh của Công ty không có chức năng xuất nhập khẩu quần áo, vải, vậy muốn xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản, Công ty có cần đăng ký lại giấy phép kinh doanh và các thủ tục để xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản như thế nao? Vấn đề này đã được Cục Hải quan Hà Nội hướng dẫn cụ thể.

Trả lời câu hỏi này, Cục Hải quan Hà Nội hướng dẫn:

Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tại Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp)”.

Như vậy, tùy thuộc là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Về thủ tục hải quan, theo Hải quan Hà Nội, tại Khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan năm 2014 quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

a. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

b. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về nguyên tắc, Công ty căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan) để được hướng dẫn cụ thể.

1. Đối với việc nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng

Theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, quần áo đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Bạn nên làm thủ tục từ chối nhận hàng để không bị xử phạt vi phạm hành chính. Bạn có thể liên lạc cho bạn của bạn ở nước ngoài để yêu cầu chuyển hoàn bưu gửi. Nếu không, bạn có khả năng sẽ bị xử phạt hành chính và số quần áo sẽ bị Chi cục Hải quan tổ chức tịch thu, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất (Khoản 1, 10 và điểm b, Khoản 11, Điều 14, Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BTC năm 2016 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan)

2. Đối với việc nhập khẩu chocolate

Chocolate là hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Khi bạn nhận chocolate từ nước ngoài, bạn phải thực hiện nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và lệ phí hải quan.

Hàng hóa mà bạn của bạn gửi về cho bạn có thể được coi là hàng quà tặng, quà biếu. Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quà biếu, quà tặng nếu có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng thì cũng được miễn thuế. Giá trị quà biếu, quà tặng nếu cao hơn sẽ phải chịu thuế phần vượt định mức.

Trong trường hợp giá trị quà tặng vượt mức 2.000.000 đồng, bạn sẽ phải thực hiện nộp thuế nhập khẩu. Để xác định được mức thuế suất nhập khẩu của loại chocolate được gửi về Việt Nam, bạn có thể tra cứu mã số HS được quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo công thức như sau:

Thuế nhập khẩu = (Giá tính thuế của hàng hóa là quà tặng –  2.000.000 VNĐ) x Thuế suất

(Theo khoản 2 Điều 37 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).

2.2. Về thuế giá trị gia tăng (VAT)

Theo quy đinh tại điểm b Khoản 19 Điều 4 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2018 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Khoản 2 Điều 5 Quyết định 31/2015/QĐ-TTg về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế, nếu giá trị chocolate bạn của bạn gửi về không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có tổng số thuế phải nộp dưới 200.000 đồng thì bạn không phải chịu thuế VAT.

Nếu quà tặng bị vượt quá giá trị trên, bạn sẽ phải chịu thuế VAT cho quà tặng đó với cách tính thuế như sau:

Thuế VAT = (Giá tính thuế của hàng hóa là quà tặng  + Thuế nhập khẩu (nếu có)) x Thuế suất VAT

(Theo khoản 2 Điều 7 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2018 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng).

Khi nhận chocolate từ nước ngoài, bạn còn phải nộp lệ phí hải quan. Căn cứ Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 thì trường hợp này bạn phải nộp phí hải quan đăng ký tờ khai là 20.000 đồng/tờ khai. Bạn cũng có thể được miễn lệ phí hải quan (theo khoản 2, 3, Điều 3 Thông tư số 274/2016/TT-BTC) nếu:

Như vậy, bạn cần liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đang quản lý hàng hóa để xem xét về số tiền thuế phải nộp và thực hiện các thủ tục nộp thuế cần thiết để nhận chocolate mà bạn của bạn gửi. Đồng thời, bạn nên liên hệ với bạn của bạn hoặc đơn vị chuyển phát để thực hiện thủ tục hoàn hàng đối với quần áo không thể nhập khẩu.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội