Lợi nhuận thuần là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gì và công thức tính toán như thế nào? Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế có phải là một hay không? Hãy cùng Base.vn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Vì cùng là “lợi nhuận” nên hai khái niệm lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp thường bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là những điểm khác biệt chính của hai chỉ số này:
Như vậy, lợi nhuận gộp là vòng lợi nhuận đầu tiên được tính đến sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. So với lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần bao hàm cả doanh thu từ hoạt động tài chính và các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Lợi nhuận gộp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp từ khâu tiêu thụ sản phẩm đến giá trị vốn của hàng bán, mà chưa tính đến các yếu tố gián tiếp. Trái lại, lợi nhuận thuần được tính trên cả các yếu tố gián tiếp, từ đó cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Khi hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, bên nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và tình hình tài chính tốt hơn.
Giả sử công ty ABC có các thông tin tài chính trong năm 2023 như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán = 1.000.000.000 – 200.000.000 = 800.000.000 VNĐ
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính) = 1.000.000.000 – (200.000.000 + 100.000.000 + 50.000.000 + 20.000.000) = 630.000.000 VNĐ
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – Thuế TNDN = 630.000.000 – 30.000.000 = 600.00.000 VNĐ
Thông qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy mỗi chỉ số lợi nhuận được tính toán và sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tài chính của doanh nghiệp từ các góc nhìn khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội tại của doanh nghiệp và yếu tố bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố chính:
Một trong những yếu tố tác động đáng kể đến lợi nhuận thuần là mức độ cạnh tranh trên thị trường. Khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng cùng với chiến lược giá cả trở nên vô cùng quan trọng. Các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc giữa việc duy trì giá cao để tăng giá trị thương hiệu và doanh thu thuần, hay giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng.
Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách thuế, và sự ổn định về chính trị cũng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá cả có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng, tần suất mua hàng, và số lượng mua hàng. Nếu giá quá cao so với giá trị sản phẩm hoặc so với mức giá cạnh tranh trên thị trường, khách hàng có thể từ chối mua và chuyển sang nhà cung cấp khác. Ngược lại, nếu giá quá thấp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ lợi nhuận để duy trì và tăng trưởng.
Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, như chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy móc, vận chuyển, và các chi phí khác. Nếu chi phí sản xuất quá cao, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận đủ để duy trì và phát triển hoạt động.
Tương tự, chi phí quản lý nhân sự (bao gồm lương, phúc lợi, và đào tạo) cũng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Mặc dù chi phí này có thể tăng áp lực lên giá cả và giảm lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể tác động tích cực đến năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bạn muốn quản trị tài chính toàn diện? Tham khảo ngay Base Finance+
Quản trị tài chính toàn diện không chỉ đơn thuần là quá trình theo dõi các con số hay tuân thủ các quy định pháp lý. Nó là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng tầm hiệu quả vận hành, tối ưu hóa nguồn lực và bứt phá trong chiến lược kinh doanh.
Mô hình kim tự tháp dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về quy trình quản trị tài chính tổng thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME):
Tại mỗi tầng của kim tự tháp, từ ban lãnh đạo đến nhân viên thực thi đều gặp phải nhiều khó khăn. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung xử lý các tác vụ ở tầng Kế toán với các công cụ như phần mềm kế toán, Excel, Google Sheets, Tableau, và Power BI. Tuy nhiên, những công cụ này chỉ cung cấp báo cáo đơn thuần, thiếu kết nối thời gian thực và dẫn đến dữ liệu bị phân mảnh.
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần một bộ công cụ quản trị tài chính chuyên sâu, kết nối các tầng dữ liệu và cho phép mọi nhân sự cùng tham gia vào quy trình quản trị tài chính, cung cấp góc nhìn tài chính toàn diện theo thời gian thực.
Base Finance+ là Bộ giải pháp Quản trị tài chính thời gian thực, gồm 4 ứng dụng chuyên biệt giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề lớn:
Với Base Finance+, doanh nghiệp có thể tập hợp dữ liệu từ các nền tảng báo cáo vào một dashboard duy nhất, bổ sung các tùy chỉnh tài chính chuyên sâu, và kết nối real-time giữa hoạt động giao dịch và quản trị. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết toàn diện các vấn đề quản trị tài chính:
Base Finance+ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính mọi lúc, mọi nơi, nắm bắt toàn bộ số liệu từ quá khứ đến hiện tại, dự đoán các kịch bản tương lai và kịp thời đưa ra các quyết sách tài chính quan trọng.
Bài viết trên của Base.vn đã cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin liên quan đến lợi nhuận thuần, bao gồm khái niệm, công thức tính và sự khác biệt giữa các loại lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, chủ doanh nghiệp cần theo dõi sát sao chỉ số này, thậm chí theo dõi theo từng mặt hàng và dự án để có kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng có phải là một không?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng đều là những chỉ số lợi nhuận quan trọng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hai chỉ số này có nhiều điểm khác biệt về khái niệm và ý nghĩa:
Cách tính lợi nhuận thuần (Có ví dụ minh hoạ)
Để tính lợi nhuận thuần, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp mình như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, và chi phí tài chính. Sau đó, hãy áp dụng công thức tính lợi nhuận thuần dưới đây:
LỢI NHUẬN THUẦN = DOANH THU THUẦN – (GIÁ VỐN HÀNG BÁN + CHI PHÍ TÀI CHÍNH + CHI PHÍ BÁN HÀNG + CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP)
Công thức trên còn có thể rút gọn như sau:
LỢI NHUẬN THUẦN = LỢI NHUẬN GỘP + DOANH THU THUẦN – TỔNG CHI PHÍ