Sau khi xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam, nhiều startup đã có cơ hội phát triển và trở thành những công ty rất thành công. Những thành công này không chỉ thể hiện tiềm năng của ngành khởi nghiệp ở Việt Nam mà còn là động lực cho các startup mới theo đuổi ước mơ của mình.
Những startup thành công ở Việt Nam sau Shark Tank
Nền tảng “home-sharing” Luxstay – Startup thành công mỹ mãn nhất
Được giới thiệu là nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn, Luxstay kết nối chủ nhà và khách lưu trú thông qua phương thức “home-sharing”.
Startup này đã mở màn Shark Tank Việt Nam mùa 3 với mức đầu tư kỷ lục từ Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thuỷ với tổng số vốn là 6 triệu USD, trở thành một trong các startup thành công nhất Shark Tank Việt Nam.
Đáng chú ý, đây là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam tham gia vào lĩnh vực cho thuê homestay, căn hộ chung cư đầu tiên có thể cạnh tranh với Airbnb nổi tiếng thế giới.
CEO khởi nghiệp tuổi 50 và lời hứa đầu tư 1 triệu USD của Shark Việt
Ông Nguyễn Văn Khỏe – startup về công nghệ sấy nhiệt mặt trời đã may mắn nhận được “deal” 1 triệu USD tiền đầu tư của “cá mập” Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group.
Đi ngược lại quyết định của các shark, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Việt bất ngờ có thương vụ thành công đầu tiên với khoản rót vốn khủng. Shark Việt quyết định đầu tư cho startup năng lượng sạch vì đánh giá cao sự đam mê, nhiệt huyết của nhà sáng lập 53 tuổi cũng như vì lợi ích cộng đồng của sản phẩm.
Nhiệt Mặt Trời là mô hình sử dụng nguyên lý sấy khô từ năng lượng ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Hiện tại công ty đang sử dụng nhiệt mặt trời để sấy khô các sản phẩm nông sản, hủ tiếu, bún, miến, bánh tráng và bún gạo. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, ông phát hiện ra công nghệ sấy nhiệt mặt trời có thể áp dụng cho nông sản, hoa quả, quần áo trong khách sạn, bệnh viện.
Với trái tim hồn hậu và thuần khiết của một người đam mê sáng tạo, startup dù đi chậm nhưng đều là những bước chân đầy vững chắc trong lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam: công nghệ sấy bằng nhiệt mặt trời.
Pin thông minh Mopo – Dành deal khủng tại mùa 2 Shark Tank Việt Nam
Một trong những thương vụ ấn tượng nhất ở Shark Tank Việt Nam mùa 2 không thể không nhắc đến Pin thông minh Mopo. Là giải pháp năng lượng lưu động do Công ty Powercentric sở hữu và được chính phủ Mỹ cấp quyền, bảo hộ.
Pin thông minh Mopo kinh doanh theo cả 2 hướng là B2C và B2B, trong đó B2B sẽ là “key-strategy”. Startup này hướng đến việc cung cấp pin cho các hãng sản xuất phương tiện giao thông chạy bằng điện, như: xe đạp điện, xe máy điện hay ô tô điện và năng lượng tái tạo.
Tại Shark Tank mùa 2, Shark Hưng đã “chốt đơn” với mức deal khủng 1 triệu USD cho dự án Pin thông minh Mopo. Được biết, 500.000 USD sẽ là 25% cổ phần và 500.000 USD còn lại là trái phiếu hoặc chuyển thành khoản vay.
Vào quý 1 năm 2020, Mopo đã thiết lập được 1 mạng lưới 500 trạm sạc và đổi pin trải dài khắp Việt Nam, trở thành một trong số các startup thành công trong Shark Tank Việt Nam.
Coolmate – Chốt deal chỉ sau 2 câu hỏi
Ngay sau khi lên sóng, màn “chốt đơn” nhanh gọn lẹ giữa thương hiệu Coolmate và Shark Bình đã tạo ra hiệu ứng vô cùng thích thú trong mắt khán giả.
Coolmate – một startup với tính năng cung cấp các giải pháp về mua sắm tiện lợi trên các nền tảng online cho nam giới, với những sản phẩm cơ bản như áo thun, áo sơ mi, quần lót,… và các phụ kiện như mũ, khẩu trang,… Doanh số của Coolmate luôn tăng đều nhờ bán các món đồ thiết yếu này.
Ngay sau màn catwalk “chào sân” và lời giới thiệu ngắn gọn về Coolmate của anh chàng CEO trẻ tuổi, Shark Bình chỉ hỏi thêm 2 câu và ngay lập tức đưa ra quyết định của mình, với mức đầu tư trị giá 500.000 USD đổi lấy 10% cổ phần, cùng với 2,5% cổ phần tư vấn. Quyết định này đã gây bất ngờ cho các Shark còn lại nhưng cũng cho thấy tiềm năng lớn của Coolmate mà Shart Bình đã nhìn thấy được.
Chỉ sau một năm tính từ khi lên sóng Shark Tank mùa 4, Coolmate đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Từ một công ty mỗi tháng chỉ bán được hơn 2.000 đơn hàng, đến nay Coolmate luôn trong tình trạng “Chạy deadline” khi xử lý hơn 10.000 đơn hàng hàng ngày.
Trường Food – Thịt chua Phú Thọ ẵm trọn 2 tấm vé vàng
Mới đây, khi đến với Shark Tank mùa 5, nữ Founder dân tộc Mường đã thành công gọi vốn với mức chốt deal cuối cùng là với 15 tỷ đồng cho 20% cổ phần và 200 triệu của Shark Bình, cùng với 2 tấm vé vàng từ két sắt của Shark Hùng Anh và Shark Bình.
Trường Food cung cấp đến thực khách trên khắp mọi miền đất nước đặc sản thịt chua vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Với công thức đặc biệt, sản phẩm thịt chua của Trường Food có thời gian sử dụng lâu hơn so với các loại thịt chua thông thường, đồng thời vẫn giữ được hương vị thơm ngon, khác biệt và hoàn toàn không chứa chất bảo quản. Sản phẩm được chế biến theo quy trình bán thủ công và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế ISO 2000 của tỉnh Phú Thọ.
Đến nay. Trường Food đã có hơn 5.000 điểm bán thịt chua, phục vụ hơn 2.500.000 sản phẩm mỗi năm. Những năm gần đây, doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng, dự kiến đến cuối năm 2022 doanh thu đạt mốc 65 tỷ đồng.
Trên đây là tổng hợp những startup thành công ở Việt Nam sau Shark Tank được cho là đáng học hỏi nhất!
Mới đây, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist đã công bố GDP bình quân đầu người của các quốc gia ở Đông Nam Á theo thứ tự từ cao đến thấp.
Theo đó, Voronoi so sánh mức GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên đồng USD, dữ liệu được lấy từ công cụ Data Mapper của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được cập nhật lần cuối vào tháng 4/2024.
Biểu đồ so sánh GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: visualcapitalist)
Trong bảng xếp hạng các nước Đông Nam Á theo GDP bình quân đầu người, Singapore là quốc gia đứng đầu khu vực về GDP bình quân đầu người với 88.000 USD. Quốc đảo này cũng là một trong những nước giàu nhất thế giới theo phương pháp đo lường này. Với diện tích 734 km2, Singapore chỉ có 5,6 triệu dân và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Tuy nhiên, vị trí chiến lược giúp quốc gia này trở thành một trung tâm thương mại quan trọng của khu vực.
Đứng thứ hai, Brunei có chênh lệch khá lớn so với Singapore khi GDP bình quân đầu người là 35.110 USD. Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Brunei. Dù mang lại nguồn thu lớn nhưng dầu mỏ cũng khiến quốc gia này trở nên phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường năng lượng.
GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á. Lưu ý: Số liệu được làm tròn. (Nguồn: visualcapitalist)
Hai quốc gia phụ thuộc vào ngành du lịch, Malaysia và Thái Lan, đứng thứ ba và thứ tư trong danh sách này với GDP bình quân đầu người lần lượt là 13.310 USD và 7.810 USD.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và cũng là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, đứng vị trí thứ 5 với GDP bình quân đầu người 5.270 USD. Việt Nam xếp sau Indonesia với 4.620 USD.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP năm 2023 cả nước tăng 5,05% so với năm 2022. GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022. Cũng trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục 732 tỉ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp.
Với triển vọng trong năm 2024, GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1.540 tỷ USD), Thái Lan (543,35 tỷ USD), Singapore (520,97 tỷ USD) và Philippines (475,94 tỷ USD). Theo dự báo của IMF, đến năm 2029, GDP bình quân của Việt Nam sẽ tiến sát Indonesia.
GDP PPP (viết tắt của Gross Domestic Product Purchasing Power Parity), có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương. Năm 1937, khi nước Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái, nhà kinh tế học gốc Nga Simon Kuznets đã trình bày một ý tưởng mới về việc đo lường nền kinh tế của một quốc gia. Và do đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã ra đời.
Gần tám thập kỷ sau, việc đo lường GDP và GDP bình quân đầu người trở thành dữ liệu một thống kê chuẩn để so sánh và đối chiếu nền kinh tế và năng suất của các quốc gia trên thế giới.