Nhìn nhận đúng năng lực và kinh nghiệm của mình là điều cần thiết. Chắc hẳn những người đi làm đều cân nhắc rất nhiều trước lựa chọn một công việc cho mình. Sự lựa chọn cuối cùng chính là sự lựa chọn tốt và phù hợp nhất với bạn. Do đó, bạn phải làm sao cho xứng đáng với cái “tốt nhất” đó. Hãy nỗ lực làm việc để đạt được kết quả cao nhất. Khi đó bạn sẽ hài lòng với những gì mình đạt được và hài lòng với công việc hiện tại.
Tính toán lại chi tiêu hợp lý hơn
Dù nguyên nhân thất nghiệp có là gì thì sự thật bạn đã thất nghiệp cũng không hề thay đổi. Do đó việc căn ke lại những chi tiêu sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lý hơn sẽ giúp bạn giảm bớt được gánh nặng tài chính trong thời điểm hiện tại.
Nhiều năm đi làm ắt hẳn bạn cũng đã có riêng cho mình một khoản tiết kiệm kha khá. Việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, việc đầu tư, việc trả nợ, nên tiêu vẫn phải tiêu. Tuy nhiên, hãy giảm bớt thói mua hàng vô tội vạ và ăn chơi sang chảnh lại. Hãy nhớ bạn đang thất nghiệp.
Tính toán lại chi tiêu hợp lý hơn
Sống tích cực với nhiều thói quen lành mạnh
Đừng biến khoảng thời gian thất nghiệp ở nhà của bạn thành một vùng trời tăm tối. Hãy suy nghĩ rõ ràng, lập luận logic và sống tích cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời còn rất nhiều điều lý thú và đáng yêu. Hãy coi đây như một kỳ nghỉ dài sau nhiều năm tháng làm việc vất vả bạn dành cho bản thân.
Sáng sáng, hãy thức dậy sớm, tập thể dục để tăng cường sức khỏe, đọc sách để rèn luyện khí chất, xem tin tức thời sự để tăng thêm vốn tri thức, hiểu biết. Bạn cũng có thể nuôi thêm một vài chú chó hay tham gia một vài môn học nghệ thuật nào đó, miễn là bản thân thật sự thấy thoải mái. Mọi chuyện đâu còn có đó, chỉ cần bản thân ta tốt hơn mỗi ngày.
Sống tích cực với nhiều thói quen lành mạnh
Chia sẻ với gia đình, người thân
Nếu bạn thất nghiệp, đừng giấu nhẹm đi cho riêng mình. Hãy chia sẻ với người thân trong gia đình, với mẹ, với ba, với anh trai, chị gái hay với em gái cũng được. Hãy cho họ biết bạn đang khó khăn ra sao, bạn suy nghĩ gì và cần sẻ chia như thế nào. Nếu có thể họ sẽ giúp đỡ bạn ở một vài khía cạnh, hoặc ít nhất, họ cũng là nguồn động viên tinh thần to lớn cho bạn.
Mang thái độ tiêu cực vào công việc
Làm gì khi thất nghiệp? Có nên mang thái độ tiêu cực vào công việc? Ở bất kể đâu,việc gì thì sự tiêu cực cũng sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Chẳng vị sếp nào muốn có một nhân viên tiêu cực như vậy trong công ty thế nên, họ sẽ sớm sa thải nếu như bạn luôn ca thán hay đi muộn, ngủ quên trong giờ làm, khó chịu khi được giao việc làm. Lúc này bị sa thải thì bạn không còn gì để thắc mắc nữa.
Nếu để công việc vuột khỏi tay thì còn rất nhiều nguyên nhân khác. Chỉ có điều, dù là lý do gì thì bạn cũng nên hiểu rằng cốt lõi của vấn đề vẫn đến từ phía bạn
Xem thêm: 05 bước giúp người trẻ chinh phục nỗi sợ thất nghiệp
Thất nghiệp tuổi 30 đáng sợ như thế nào?
Tuổi 30 được xem là cột mốc gán cho nhiều thứ mà mỗi người nhất định phải đạt được như công việc ổn định, lương cao, lấy vợ, kết hôn,… Các bạn trẻ trong độ tuổi này chắc hẳn đã quen thuộc với câu nói “đến 30 tuổi mà còn chưa có gì trong tay thì vứt. Do đó, thất nghiệp ở độ tuổi nào cũng đáng sợ, nhưng với tuổi 30 dường như đem đến cho người ta nhiều “trăn trở” và áp lực hơn.
Có nhiều câu chuyện về những người 30 tuổi nhưng không nghề nghiệp. Họ làm các công việc, vị trí khác nhau nhưng đều bị gánh nặng 30 tuổi vẫn thất nghiệp rất mệt mỏi.
Một ứng viên đã chia sẻ rằng, cô năm nay đã 30 tuổi, chưa có gia đình, ở cái tuổi lẽ ra đã phải ổn định sự nghiệp nhưng lại thất nghiệp gần nửa năm. Vào thời điểm Tết cận kề, cô càng suy sụp tinh thần, lo lắng vì có rất nhiều khoản chi phí dịp lễ Tết vốn phụ thuộc vào tiền lương nhưng giờ không còn.
Thất nghiệp tuổi 30 đáng sợ như thế nào?
Bạn đã thực sự là nhân viên tốt?
Trong suốt thời gian làm việc, bạn chỉ đóng góp cho công ty bằng những vi phạm, những sai lầm nhiều hơn là những thành tích đáng nể thì quả thực hãy bằng lòng với quyết định này và xem nó là bài học cho bản thân.
Bạn đã từng thấy nhân viên làm việc hiệu quả, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp giá trị vào sự phát triển của công ty mà thất nghiệp chưa? Nếu có trường hợp này thì chắc có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay? Bởi vì nếu bạn làm việc hiệu quả thì thật khó để người sếp tìm ra lý do sa thải, cho bạn nghỉ việc. Do đó, nếu thất nghiệp tuổi 30 thì bạn nên xem lại mình có gặp vấn đề này hay không? Nếu có, hãy cố gắng khắc phục và nỗ lực nhiều hơn.
Ở tuổi 30, bạn nghĩ rằng mình đã đủ năng lực để hiểu rõ mọi vấn đề trong công việc. Khi đứng trước quan điểm nào đó của sếp, bạn không thỏa đáng và sẵn sàng phản đối công khai quan điểm đó trước mặt nhiều người. Nếu nghĩ kỹ, bạn có nên làm vậy không? Dù sao, cấp trên chính là người xem xét, đánh giá kết quả làm việc của bạn cùng mọi người và đóng vai trò quan trọng trong quyết định có tăng lương, thăng tiến trong công việc. Vậy nên, nếu bạn muốn đóng góp ý kiến và nêu lên quan điểm cá nhân thì phải xử lý tế nhị, khôn ngoan hơn.
Bí quyết nói “không” với 30 tuổi vẫn thất nghiệp và hạn chế nguy cơ thất nghiệp
Nếu cuộc sống hàng ngày đơn giản chỉ là ngồi bấm điện thoại, mạng xã hội, rồi vào messenger, chơi game,… thì bạn có thấy cuộc sống như thế quá tẻ nhạt, vô vị không? Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ thất nghiệp tuổi 30 thì đây chính là lúc mà bạn phải bắt tay xây dựng kế hoạch rõ ràng để phát triển bản thân. Phát triển bản thân chính là khoản đầu tư có lợi nhất, là cách nhanh nhất giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn.
Cố gắng phát triển bản thân để không thất nghiệp tuổi 30
Tìm hướng đi mới, chuẩn bị thêm hành trang
Sau khi tìm ra nguyên nhân thất nghiệp, rút ra bài học và cân bằng được cảm xúc cá nhân, bạn cần tập trung tìm hướng đi mới cho bản thân. Mệt, ta có thể tạm dừng chân nghỉ ngơi nhưng tuyệt đối không được dừng lại. Tuổi 30 còn quá nhiều ước mơ dang dở, còn quá nhiều điều phải lo toan.
Có một số nhân viên đã quyết định nghỉ việc bởi cảm thấy chán nản khi chỉ phạm lỗi nhỏ mà đã bị công ty trừ lương. Nhưng từ đó, nhân viên này đã không tìm thấy đơn vị làm việc nào tốt. Đến sau này, khi nhìn lại thất bại của bản thân, nhân viên đó mới thấy rằng tính cách bốc đồng của mình chính là nguyên nhân khiến 30 tuổi vẫn thất nghiệp.
Vậy nên, sự ổn định về cảm xúc là yếu tố quan trọng mà ai cũng nên rèn cho mình tại môi trường làm việc. Công ty không phải là nơi tư vấn tâm lý và cũng chẳng phải nhà trẻ. Tất cả cảm xúc của bạn đều phải tự học cách kiểm soát.
Mở rộng và nuôi dưỡng các mối quan hệ
Các mối quan hệ tốt có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với những người đang đi làm. Mối quan hệ là nguồn lực vô hình và là tiền đề giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống, công việc. Các mối quan hệ tốt có thể sẽ giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã.
Các “tác nhân” khiến bạn thất nghiệp tuổi 30
Chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi Vì sao và tự trả lời cho từng câu hỏi đó chính là việc đầu tiên bạn cần làm. Hãy bắt đầu nhìn lại khoảng thời gian trước để tìm ra những tác nhân
Liệu rằng những công việc trước đó có phù hợp với năng lực, sở thích của bạn. Nhiều người vì chọn sai ngành nghề mà lãng phí rất nhiều thời gian cho “nhảy việc” liên miên. Bạn đã từng làm rất nhiều công việc khác nhau nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Thất nghiệp tuổi 30 do bạn chưa đi đúng hướng